399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM
Mục lục
Sử dụng cao su kỹ thuật mang lại nhiều lợi ích đáng kể, bao gồm:
1. Độ bền cao, chịu mài mòn tốt, giúp kéo dài tuổi thọ, giảm chi phí bảo trì.
2. Cách nhiệt tốt, giúp giữ nhiệt độ ổn định, giảm thiểu tổn thất năng lượng.
3. Chống thấm nước, chịu ẩm phù hợp ứng dụng ngoài trời và môi trường ẩm cao.
4. Chịu được ánh nắng mặt trời, tác động ozone, tia UV mà không bị hỏng.
5. Đặc tính linh hoạt, dễ uốn cong, giúp việc thi công lắp đặt dễ dàng.
6. Nó cũng dễ dàng làm sạch, bảo dưỡng do không hấp thụ nước, chất bẩn nhiều.
7. Khả năng hấp thụ tiếng ồn, giảm độ rung, cải thiện chất lượng môi trường.
8. Tạo thành lớp bảo vệ bên ngoài để bảo vệ sản phẩm khỏi ăn mòn không khí.
9. Được sản xuất trong nhiều loại hình, kích thước để phù hợp yêu cầu cụ thể.
10. Năng lực cách điện tốt, giúp ngăn ngừa sự truyền dẫn điện, giảm tai nạn điện.
11. Một số loại chịu hóa chất, chẳng hạn như dầu mỡ, axit, kiềm…
Cao su kỹ thuật được sản xuất bán ra thị trường với đa dạng các loại khác nhau, chúng được phân loại dựa trên nguồn gốc, hình dạng, kích thước, tính chất.
Cao su tự nhiên: là loại được chiết xuất từ cây cao su (Hevea brasiliensis) thường có độ đàn hồi, linh hoạt, cách điện, cách nhiệt khá tốt, thân thiện môi trường.
Cao su tổng hợp: được gia công từ 1 ít cao su thiên nhiên kết hợp với các hợp chất khác nhau sopren, Cloropren, 1,3-Butadien và Isobutylen nhằm làm nổi bật đặc tính, có khả năng chịu hóa chất, mài mòn, nhiệt độ cao hơn so loại tự nhiên.
Chúng được định hình thành nhiều hình dạng khác nhau nhằm phục vụ cho nhiều mục đích như lá tấm, ống, dây, trục, đệm, giăng, cuộn tròn, thảm.
Kích thước phong phú từ nhỏ, trung bình đến lớn hơn hoặc theo yêu cầu để dùng trong ứng dụng gia đình, nhà máy, xí nghiệp, công nghiệp, xây dựng.
Cao su kỹ thuật được sản xuất với nhiều tính chất để phục vụ ứng dụng đa dạng bao gồm: chịu dầu, chịu nhiệt, làm kín nước, giảm ồn, chống rung, chống bụi…
Để chọn sản phẩm cao su kỹ thuật tốt nhất cần xem xét mục đích, chất lượng, đặc tính, độ cứng, độ bền kéo, khả năng chịu mài mòn, giá cả, nhà sản xuất, phản hồi.
Xác định rõ mục đích sử dụng nhằm đưa ra sự lựa chọn sản phẩm cao su kỹ thuật phù hợp. Ví dụ ron cao su thủy lợi, vòng đệm dùng trong máy móc, thiết bị; cao su giảm chấn bảo vệ kho xưởng, bến cảng dưới tác động phương tiện vận tải; tấm cao su lót sàn là sự lựa chọn chống trơn trượt trong hoạt động chạy nhảy, đi lại…
Chọn cao su chất lượng tốt, không có khuyết điểm, độ bền cao. Kiểm tra cẩn thận các chi tiết sản phẩm để đảm bảo không có vết nứt, lỗ lớp hoặc tạp chất.
Xác định mục đích sử dụng của cao su (bao gồm: chịu được áp lực, nhiệt độ, chất hóa học), sau đó chọn loại phù hợp với yêu cầu kỹ thuật cụ thể của mỗi ứng dụng.
Độ cứng sản phẩm ảnh hưởng đến tính linh hoạt, đàn hồi, hãy chọn sao cho phù hợp. Chẳng hạn nếu yêu cầu chịu tải nặng, áp lực cao su cần có độ cứng, các ứng dụng yêu cầu tính linh hoạt như phốt, van, ống dẫn thì cao su mềm phù hợp hơn.
Đánh giá các yếu tố như độ bền kéo, khả năng kéo dãn trong một vài ứng dụng cần sự linh hoạt, đàn hồi như các bộ phận phải co giãn, co lại hoặc chịu biến dạng.
So sánh giá cả và hiệu suất của các loại cao su khác nhau để chọn ra sự kết hợp tốt nhất giữa chất lượng, giá trị. Không nên vì ham rẻ, tiết kiệm mà mua loại chất lượng kém, nhanh chóng bị hư hỏng hoặc gây nguy hiểm cho người sử dụng.
Chọn sản phẩm từ nhà sản xuất uy tín, có danh tiếng tốt trên thị trường và có nguồn cung đáng tin cậy để đảm bảo chất lượng, dịch vụ hỗ trợ sau bán hàng.
Tìm hiểu ý kiến của người dùng trước đó về các loại sản phẩm cao su kỹ thuật họ đã sử dụng để có cái nhìn tổng quan về hiệu suất và độ tin cậy của sản phẩm.