399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM
Không chỉ người dùng cá nhân mà giới chuyên môn cũng thường sử dụng bản đồ vệ tinh trực tuyến Google Maps và Google Earth trong quá trình khám phá khoa học, lịch sử. Dưới đây là những ví dụ điển hình cho thành quả này.
1. Tàu chìm Jassim
Vào năm 2003, tàu chở hàng Jassim mang quốc tịch Bolivia đâm vào rặng đá ngầm Wingate thuộc bờ biển Sudan. Dù không được hiển thị trên Google Earth, tuy nhiên hình ảnh chiếc tàu chìm vẫn xuất hiện trên bản đồ vệ tinh trực tuyến Google Maps và trở thành một trong số những bức hình được tìm kiếm nhiều nhất trên ứng dụng này.
Khám phá những chiêu độc của bản đồ vệ tinh trực tuyến
2. Khu rừng bí ẩn trên núi Mabu
Các nhà khoa học sử dụng bản đồ vệ tinh trực tuyến Google Earth để tìm kiếm những khu vực tại châu Phi mà con người chưa đặt chân tới. Họ ngạc nhiên khi phát hiện một khu vực cây cối trên núi Mabu thuộc địa phận Mozambique. Theo phân tích, đây chính là khu rừng nhiệt đới lớn nhất miền nam Nam châu Phi và chưa từng xuất hiện trong bất kỳ ghi chép nào trước đó.
3. Biệt thự 2000 năm tuổi của người La Mã
Khi đang nghiên cứu bản đồ nhằm tìm nơi mình sinh sống, kỹ sư phần mềm Luca Mori (người Italia) nhận thấy một khu vực hình oval gần Parma (Italia). Sau một thời gian tìm hiểu, anh khám phá đây là những di tích còn sót lại của một con sông cổ và biệt thự của người La Mã.
4. Bãi mìn tại Campuchia
HALO - tổ chức bảo vệ con người khỏi các di chứng sau chiến tranh - sử dụng bản đồ vệ tinh trực tuyến Google Earth để khoanh vùng những bãi mìn tại Campuchia và Angola. Một trong những khu vực nguy hiểm nhất đang nằm giữa biên giới của Campuchia và Thái Lan.
5. Thành phố dưới nước Atlantis
Vào năm 2009, một khu vực lạ được phát hiện tại phía Bắc châu Phi. Người ta nghi ngờ rằng, đây là những di tích của thành phố chìm dưới nước Atlantis. Tuy nhiên, Google đã lên tiếng phủ nhận điều này và giải thích nó là hình ảnh của những tàu đánh cá chồng lên nhau trong quá trình làm bản đồ. Sau đó, khung cảnh này không còn xuất hiện trên Google Maps.
6. Miệng núi lửa Kamil
Khi quan sát hình ảnh bản đồ vệ tinh trực tuyến Google Earth, một nhà địa chất người Italia đã tìm thấy miệng núi lửa này. Có thể nói đây là miệng núi lửa còn nguyên vẹn nhất được tìm thấy. Thông thường, những miệng núi lửa khác sẽ dần biến mất theo thời gian.
7. Bẫy đánh cá của người cổ
Vào năm 2009, một nhiếp ảnh gia từng báo cáo lên chính quyền khi phát hiện một khu vực nước có màu sắc kỳ lạ gần sông Teifi, xứ Wales. Tiến sỹ Ziggy Otto của trường Đại học Pembrokeshire khẳng định, đây là dạng bẫy đánh cá lợi dụng thủy triều được xây dựng vào khoảng thế kỷ XI.
8. Các di tích và lăng mộ cổ
Giáo sư David Kennedy thuộc trường Đại học Tây Úc sử dụng Google Earth để thăm dò các di tích tại Ả Rập. Ông phát hiện hàng nghìn lăng mộ và một số di tích cổ khác có niên đại khoảng 9000 năm.
9. Kim tự tháp Ai Cập
Một nhà khảo sát tìm thấy hàng loạt khu vực có hình dáng kỳ lạ tại khu vực phía Nam Ai Cập. Chúng có hình chóp tam giác, chóp lớn nhất có diện tích lên tới 190 mét vuông, rộng hơn 3 lần các kim tự tháp được công nhận tại Ai Cập. Các nhà địa chất học phải khảo sát thêm trước khi khẳng định chúng có phải kim tự tháp thật sự hay không.
10. Cá ngựa Pygmy
Google Maps sở hữu tính năng quan sát dưới nước, cho phép người dùng khám phá đại dương. Tại gần rặng đá ngầm thuộc bờ biển Queensland (Úc), người ta phát hiện một loại cá ngựa rất nhỏ sống dưới độ sâu 90 mét. Nó sở hữu chiều dài tối đa khoảng 1,5cm. Những chú cá ngựa này đã có mặt tại Malaysia, Nhật Bản... nhưng chưa bao giờ xuất hiện tại Úc.
11. Thủy tổ mới của loài người
Giáo sư Lee Berger của trường Đại học Witswatersrand (Nam Phi) sử dụng Google để tìm kiếm những hang động cổ. Ông đã phát hiện trên 600 hang động chưa được khám phá cùng rất nhiều hóa thạch tại khu vực được cho là “quê hương đầu tiên” của loài người. Đáng kể nhất là một bộ hài cốt còn khá nguyên vẹn có niên đại tới 2 triệu năm.