399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM
Tìm kiếm nguồn khoáng sản dựa vào bản đồ vệ tinh trực tuyến online, lính Nhật đã phong tỏa chặt núi Tàu và chuyển lên đó rất nhiều những thùng nặng. Suốt 18 đêm đó, đỉnh núi luôn sáng choang ánh điện. Tò mò, về sau người công nhân này đã nhiều lần đưa con trai mình bí mật bò lên núi Tàu thám thính
Chu kỳ 13 năm tiếp theo không diễn ra tại kho báu huyền thoại thứ hai, nằm ở núi Tàu, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận. Ngọn núi này khá thấp nhưng lởm chởm đá, nằm ngay bên Quốc lộ 1A, đối diện với cổng Nhà máy nước suối Vĩnh Hảo. Mặt Đông của núi hướng ra biển, nơi có hòn Lao Câu nằm cách bờ khoảng 4 hải lý. Đó là nơi năm 1945 từng có một tàu chở hàng của Nhật bị bom của quân Đồng minh đánh đắm.
Tìm kiếm nguồn khoáng sản dựa vào bản đồ vệ tinh trực tuyến online
Ông Trần Phương Tiệp rời công trường tìm kiếm kho báu tại núi Tàu sau khi bị cưỡng chế năm 2003.
Tháng 3/1971, Thượng nghị sĩ kiêm tỉ phú Hoàng Kim Quy đã dẫn đầu một đoàn cả dân sự lẫn quân sự nhiều lần dùng trực thăng đổ người xuống đào xới, thăm dò trên đỉnh núi Tàu. Dẫn đường cho những chuyến thăm dò là một tay trung đội trưởng bảo an người địa phương. Bố của ông này trước năm 1945 là công nhân gác ghi của Đề pô xe lửa Vĩnh Hảo, cách núi Tàu không xa lắm. Ông đã phát hiện, suốt 18 đêm liền, lính Nhật đã phong tỏa chặt núi Tàu và chuyển lên đó rất nhiều những thùng nặng. Suốt 18 đêm đó, đỉnh núi luôn sáng choang ánh điện. Tò mò, về sau người công nhân này đã nhiều lần đưa con trai mình bí mật bò lên núi Tàu thám thính. Đến lượt người Trung đội trưởng bảo an này lại cũng nhiều lần dẫn con trai mình là Trương Văn Ánh, sinh năm 1956 nhiều lần bò lên đỉnh núi. Chỉ hoài công. Trên đỉnh núi chỉ toàn đất đá và những bụi cây còi cọc không có gì đáng khả nghi. Thế nhưng, sau những chuyến khảo sát năm 1971, Thượng nghị sĩ Hoàng Kim Quy đã cho đổ cọc bê tông đánh dấu một số vị trí phía sườn Đông Nam của núi Tàu.
Thêm 13 năm nữa, bắt đầu từ mùa hè năm 1984, lại có thêm một đợt khảo sát mới do một đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng thực hiện. Trong một lần tiếp xúc với chúng tôi vào năm 2004 tại nhà riêng trên đường Đinh Bộ Lĩnh, quận Bình Thạnh, TP HCM, ông Lê Văn Hiền, nguyên Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Thuận Hải (cũ) đã khẳng định: những chuyến khảo sát của Bộ Quốc phòng là hoàn toàn có cơ sở. Trước đó, theo tài liệu và yêu cầu, tỉnh Thuận Hải đã cho người nhái lặn khảo sát con tàu Nhật bị đắm ở đảo Lao Câu. Cả một con tàu khá lớn bọc sắt nhưng bên trong rỗng ruột chỉ còn lại 76 thỏi ăngtimoan. Giả thiết vàng bạc châu báu được quân đội Nhật bốc dỡ đưa vào núi Tàu chôn giấu là khá thuyết phục. Nếu không, chỉ với lượng ăngtimoan ít ỏi, có lẽ nó đã không đáng để máy bay Đồng minh ráo riết tầm nã và đánh đắm.