Thức ăn được nấu nhờ điện, ánh sáng nhờ điện, máy móc chạy được cũng cần phải có điện…Cho nên có thể nói rằng chúng ta không thể sống mà thiếu đi điện năng. Tuy nhiên, điện vừa có ích lại vừa có hại nếu chúng ta sử dụng không cẩn thận hoặc không hiểu biết về nó. Theo thống kê thu được thì hàng năm có đến 250 người chết vì bị điện giật, chủ yếu do người dân bất cẩn khi sử dụng. Vì vậy, chúng ta nên được huấn luyện an toàn điện để nắm được nguyên lý vận hành của điện và những biện pháp phòng cũng như xử lý khi bị điện giật. Nội dung đầu tiên cần nắm được là những khái niệm cơ bản về điện và những phần liên quan như dòng điện, mạch điện, điện trở, cách điện… Từ đó để hiểu rõ về các nguy cơ gây ra điện giật trong lúc sử dụng. Nguyên nhân chủ yếu thường là do vật dẫn để trần, ổ, phích cắm hay dây dẫn điện bị hở. Đôi khi là do mạch điện bị quá tải gây ra cháy nổ. Tất cả đều có thể dẫn đến nguy hiểm cho người sử dụng. Nhẹ thì bỏng rát, nặng thì phải cấp cứu vài tháng cho đến tử vong.
Tiếp đến trong quá trình huấn luyện an toàn điện, chúng ta cần học về các biện pháp phòng tránh điện giật. Lựa chọn cầu chì đúng công suất để trường hợp mạch điện bị quá tải khi sử dụng nhiều vật dụng cùng lúc. Với các vật dẫn để trần, phải luôn che chắn, bọc và cách ly. Một công việc đơn giản mà bạn ít khi chú ý tới đó chính là kiểm tra các phích cắm và dây nối của thiết bị cầm tay trước khi sử dụng. Bên cạnh đó, đừng quên ngắt điện hoàn toàn trước khi sửa chữa vì nếu chẳng may bạn quên mất, một tai nạn nguy hiểm có thể sẽ xảy ra.
Với những kiến thức bổ ích ở trên, chúng tôi hi vọng sau khi đọc xong bài này, bạn sẽ biết thêm nhiều kiến thức về huấn luyện an toàn điện cũng như là cách phòng tránh mọi nguy hiểm từ điện có thể xảy ra mang đến những khoảng thời gian sử dung an toàn nhất.